Câu hỏi:
Tháng 5/1285, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu?
Câu hỏi:
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên, nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương
Câu hỏi:
Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chiến thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?
Câu hỏi:
Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt vào thế kỉ XIII
Câu hỏi:
Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”
Câu hỏi:
Dựa vào đoạn sử liệu dưới đây, em hãy nêu hiểu biết của mình về bộ Luật Hình thư và nhận xét về luật pháp nước ta thời Lý?
“ Ngày mùng 1, tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1042) ban Hình thư. Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ pháp luật câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra muôn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng”
(Sử gia Ngô Sĩ Liên)
Câu hỏi:
Dựa vào 2 đoạn sử liệu dưới đây em hãy giải thích vì sao Vua Lý Thái Tổ lại dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
Tư liệu 1:“ Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thẳng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”
(Trích Chiếu dời đô)
Tư liệu 2:Ngô Thì Sĩ nhận xét trong Đại Việt sử kí tiền biên:
“ Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”
Câu hỏi:
Dựa vào đoạn sử liệu dưới đây, em hãy nhận xét về vua Lâ Ngọa Triều:
Đại Việt sử lược viết về vua Lê Ngọa Triều:
“ Phàm đánh trận, bắt được quân địch vua cho áp giải lên bờ sông. Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồn dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuống. Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì há miệng ra rồi uống nước mà chết. Lại bắt [ tù nhân] treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây…Còn phàm những con vật (nuôi để cúng tế) trước tiên phải sai người khiêng vào để tự tay vua đâm chết đã rồi sau mới giao cho người nấu bếp. Lại khi, nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức Tăng thống Quách Mão mà róc, rồi giải vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Mão chảy máu ra, vua cười ầm lên…”
Câu hỏi:
Dựa vào đoạn sử liệu dưới đây, em hãy cho biết sau khi Lê Hoàn mất, triều đình nhà Tiền Lê như thế nào?
An Nam chỉ lược chép rằng:
“ Lê Hoàn đã chết, mấy người con đều tụ tập binh mã, chia đặt trại sách, quan thuộc lý tán, nhân dân lo sợ”.
Câu hỏi:
Dựa vào những tư liệu lịch sử dưới đây, em hãy cho biết Lê Hoàn chú trọng đến những vấn đề gì sau khi lên ngôi?
Tư liệu 1: “ [Thời Lê Hoàn] sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh, tuyển dụng quân ngũ… có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”
(Phan Huy Chú – Lịch triều hiến chương loại chí)
Tư liệu 2: “ Lê Đại Hành cầm quyền tướng quân 10 đạo, giứ chức nhiếp chính, vua bé nước nguy, nhân thời chịu mệnh, giết vua Chiêm Thành để rửa cái nhục sứ thần bị bắt, phá quân Triệu Tống làm nhụt cái mưu tất thắng của chúng. Dùng bọn Hồng Hiến, Cự Lạng, Từ Mục, Tử An để làm tả hữu. Cày ruộng tịch điền ở Long Đội, mời người xử sĩ ở Tượng Sơn, kén dùng hiền tài, dựng mở trường học, có mưu lược to lớn của bậc đế vương”
(Việt giám thông khảo luận)