Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt NamTóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Tóm tắt Văn bản đem đến các thông tin về tranh Đông Hồ: 1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ. 2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp - Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên. - Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... à 4 gam màu chủ đạo. 3. Chế tác khéo léo, công phu - Vẽ mẫu. - Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ. - Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên. - Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in. 4. Rộn ràng tranh Tết - Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết. - Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. 5. Lưu giữ và phục chế - Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền. - Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này Bố cục Văn bản chia thành 6 phần: - Phần 1: Từ đầu đến “gìn giữ, phát huy”: Tóm tắt nội dung chính đề cập trong bài. - Phần 2: Tiếp theo đến “Hứng dừa, đánh ghen”: Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh - Phần 3: Tiếp theo đến “in tranh Đông Hồ”: Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp - Phần 4: Tiếp theo đến “in bấy nhiêu lần”: Cách chế tác khéo léo công phu và tỉ mỉ. - Phần 5: Tiếp theo đến “dùng tranh mới”: Rộn ràng tranh Tết - Phần 6: Đoạn còn lại: Lưu giữ và phục chế Nội dung chính Văn bản giới thiệu chi tiết về đề tài, chất liệu, cách chế tác và cách lưu giữ, phục chế tranh Đông Hồ.
|